E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Cá Hổ Xiêm


Cá hổ Xiêm – Datnioides Polota
Tên khoa học: Datnioides Polota
Tên thường gọi: Siamese tigerfish
Họ: Datnioididae
Vị trí thông thường trong bể: cấp độ giữa
Tuổi thọ: 8 – 12 năm.

Tìm hiểu sơ lược về cá Thái Hổ

 

Tổng quan về loài
Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) là một trong những loài cá nhỏ và thường là lựa chọn đầu tiên cho những người mới bắt đầu nuôi họ loài cá này. Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) có thể đòi hỏi về chất lượng nước, một hệ thống lọc tuyệt vời. Chúng sẽ cần không gian bơi lội rộng rãi và giới tính phải được giữ với tỷ lệ ngang nhau.
Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) được phân loại là loài ăn thịt và vì vậy không bao giờ được nuôi chung với các đồng loại trong bể nhỏ hơn, chúng cũng hung dữ với đồng loại của mình nên vấn đề này có thể được kiểm soát nếu nuôi nhiều hơn hai con để lây lan sự hung dữ hơn là nuôi 1 cặp.
Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) có thể được nuôi chung với các loài có kích thước tương tự nước lợ như cá chuồn nhưng tránh nuôi chung với các loài cá có màu sắc tương tự nếu không chúng có thể sớm trở thành mục tiêu của sự xâm lược.
Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) sẽ sẫm màu khi bị căng thẳng hoặc bị bệnh. Nếu có những con cá hổ khác trong bể, đây thường là do bị bắt nạt, và có thể giải tỏa bằng cách cung cấp nơi ẩn náu tốt hơn.

Các loại cá Hổ

  • Cá Hổ Châu Phi – loài cá lớn nhất trong số các loài cá hổ, những loài cá khỏe mạnh và kiên cường tự nhiên này có khẩu vị lớn và cần nhiều chỗ để bơi xung quanh.
  • Cá Hổ Mỹ được phân biệt  bởi các sọc màu bạc, những con cá lớn nhanh này thường là loại dễ kiếm nhất và đặc biệt cứng cáp.
  • Cá Hổ Xiêm – loại cá này thích nghi tốt với điều kiện hồ cá và là loại cá hổ dễ nuôi nhất. Chúng thích rình rập hơn là đuổi theo con mồi và có thể làm điều này một cách vui vẻ với thức ăn.
  • Cá Hổ New Guinea – với hoa văn xù xì đặt biệt, đây là loài hung dữ nhất trong các loài cá hổ và cũng đắt tiền nhất.
  • Cá Hổ Indonesia – được phân biệt với cá Hổ Xiêm có vể ngoài tương tự bởi chiều rộng của các sọc trên đuôi của chúng, những con cá sống đơn độc tự nhiên này thích ẩn nấp bên dưới những chiếc lá.
  • Cá Hổ Bắc Thái Lan – những loài cá này có thân hình mảnh mai và hình dạng kim cương ít rõ rệt hơn hầu hết các loài cá Hổ.

Cách chăm sóc cá Hổ lên màu nhanh

  • Thiết kế bể nuôi

CÁ Hổ có kích thước lớn nên bể cá phải lớn, ít nhất là gấp 3 lần so với chúng để tạo không gian bơi lội thoải mái.
Trang bị bộ lọc để giảm tần suất thay nước, bộ lọc cần được vệ sinh định kỳ, tránh gây ô nhiễm nước.
Bể cũng cần thiết kế bộ phận sục khí, bể cá rộng mà không đủ oxy cá sẽ chết. Những con cá này cũng vui vẻ trong môi trường được trang bị bằng gỗ hoặc đá để cung cấp chỗ ẩn náu, dưới đáy bể trang bị lớp sỏi để dễ làm vệ sinh. Chúng thường được nuôi trong điều kiện nước ngọt nhưng để có sức khỏe lâu dài thì tốt hơn nhiều nên nuôi chúng ở vùng nước lợ để tái tạo môi trường sống tự nhiên.
Phông nền của bể cá sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự lên màu của cá hổ, cần cân bằng giữa màu sắc của phông và ánh sáng phù hợp.

  • Chất lượng nước

Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và độ lên màu của cá.
Với Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish), bạn nên cho muối biển vào nước để cá thực sự khỏe mạnh.
Độ pH ở mứ 6.5-7.5 và trong khoảng nhiệt độ là 23-26oC.
Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish)  nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nên hãy đảm bảo chất lượng nước ổn đinh nhưng phải sạch, thay nước từ từ và đều đặn, đảm bảo không thay đổi nhiệt độ và pH đột ngột khiến cá bị sốc.

  • Ánh sáng

Ánh sáng quyết định phần lớn màu sắc của cá Hổ, bạn nên để ánh sáng mạnh ở thời gian đầu, sau đó giảm cường độ ánh sáng vừa đủ toàn bể, tránh để khoảng tối sẽ khiến cho cá bị nhút nhát vì ẩn nấp.
Điều chỉnh ánh sáng còn tùy thuộc vào phông nền  bạn chọn

  • Thức ăn

Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) là một loài cá săn mồi hung dữ, thích ăn mồi sống. Nó thường có thể được cho ăn với cá nhỏ và tôm hoặc cá chạch; giun máu, ấu trùng, công trùng.
Nếu bạn cho Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) ăn tôm, đầu tiên vạn cần cắt bỏ đầu và đuôi tôm để tránh làm tổn thương dạ dày của cá.
Cá chạch cũng cần được xử lý trước khi cho Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) ăn để tránh khoan thủng dạ dày.
Bạn có thể cho chúng ăn giun đỏ bằng sử dụng khay hình nón cho ăn giun đỏ.
Thức ăn dạng viên dành cho Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) cũng là một lựa chọn hàng đầu cho người nuôi cá hiện nay. Vì loại thức ăn này vừa dễ kiếm, tiện lợi mà vẫn đảm bảo cho Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) sinh trưởng và phát triển.
cá Hổ Xiêm tuy là loài cá hung dữ nhưng lại khá nhút nhát và Cá Hổ Xiêm (Siamese Tigerfish) trong bể mới cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới. Vì vậy, không nhất thiết phải cho ăn sớm như vậy. Khi nó quen với bể mới, bạn có thể bắt đầu cho ăn.

Bạn nên nuôi bao nhiêu con cá Hổ trong cùng 1 bể
Nếu muốn cá Hổ lên màu đẹp thì nên nuôi 1 -2 con hay nhiều hơn trên 10 con sau đó chọn lọc. Loại những con quá hung dữ, và những con quá nhút nhát. Không nuôi cá Hả lệch size quá lớn vì có thể xảy ra tình trạng cá lớn ăn cá bé.
Có thể nuôi cá Hổ với các loại cá có kích thước lớn nhưng hiền như cá rồng, cá mập bạc, cá đuối…
Tránh nuôi chung với các loài cá nhỏ vì chắc chắn chúng sẽ trởi thành mồi ngon cho loài cá này.

Đặc điểm sinh sản
Dòng cá này sinh sản chủ yếu trong môi trường tự nhiên, hiện trên thế giới chưa có trường hợp nào cá Hổ sinh sản thành công trong các điều kiện nuôi nhốt.

Các bệnh thường gặp

  • Mây mắt, đục mắt

Biểu hiện: là có 1 lớp màn bao phủ xung quanh mắt.Lúc đầu rất ít nhưng sau đó lan tỏa toàn bộ mắt.Bệnh này gọi là mây mắt.
Nếu chữa trị kịp thời,đúng lúc,đúng thuốc và đúng liều cá sẽ nhanh chóng khỏi.Nhưng nếu để lâu quá thì có thể để lại biến chứng.Đó là đục tâm mắt.Mắt sẽ có 1 điểm nhỏ như đầu kim hoặc có thể lớn hơn.
Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cá bị mờ mắt là do vận chuyển.Khi bắt cá ra va chạm với những vật thể xung quanh dẫn đến mắt bị tổn thương.Khi vào hồ,thì bị các vi khuẩn nấm tấn công dẫn đến trầm trọng hơn. Nguyên nhân khác là do cá đánh nhau hoặc va chạm với những khúc lũa,đồ vật trang trí trong hồ. Mờ mắt đối với cá hổ xảy ra khá thường xuyên do chất lượng nước kém,thời thiết thay đổi,Ph quá thấp hoặc quá cao….cá cũng có thể mờ mắt. Cá hổ hay bị dị ứng với một số loại hóa chất..
Chữa trị: Khi cá bị mờ mắt,cần tìm hiểu nguyên nhân.Sau khi xác định được,người nuôi cần có 1 cách chữa trị linh hoạt. Đối với cá mờ nhẹ do chất lượng nước kém,lâu ngày không thay thì chỉ cần chỉnh nhiệt độ 30, mỗi ngày thay 20-30% nước.Sau một thời gian thì mắt cá sẽ trong lại. Trong trường hợp cá bị nặng do va chạm, hay cá cắn nhau thì ta cũng áp dụng cách như trên chỉnh nhiệt độ 30oC,cho muối 200g/100l nước, mỗi ngày thay một lượng nước khoảng 20-30%. Hoặc có thể sử dụng melafix, pimafix hay fungus cure(Liều lượng có hướng dẫn trên bao bì). Thay nước mỗi ngày và thường xuyên sẽ giúp cá tránh được bệnh này.

  • Bệnh lồi mắt

Biểu hiện: Đôi mắt lồi to bất thường.
Nguyên nhân: Nhiễm trùng mắt dẫn đến biến chứng.
Cách chữa trị: Chữa trị hoàn toàn đôi mắt lồi là điều không thể.Nhưng có thể vỗ béo chúng to lên.Khi cơ thể cá to lên thì đôi mắt trông nhỏ hơn với kích thước của cá.

  • Bệnh đốm trắng

Biểu hiện: Trên cơ thể xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ li ti.Cá lờ đờ,có dấu hiệu ngứa ngáy hay cạ vào các đồ vật xung quanh.
Nguyên nhân: Bệnh này là 1 dạng nấm thường gặp khi thời thiết thay đổi,chuyển mùa.Từ mùa khô sang mùa mưa,nhiệt độ thấp.
Chữa trị: Tăng nhiệt độ lên 30oC, cho muối vào bể 200g/100l nước.Và mỗi ngày thay 30% nước. Sưởi không có tác dụng diệt nấm hay vi khuẩn mà nó chỉ là chất xúc tác trung gian thúc đẩy quá trình sinh sôi của nấm nhanh hơn cũng như thúc đẩy cá tiết ra chất nhờn nhiều hơn.Từ đó những vi nấm này sẽ rời khỏi cơ thể cá và rớt xuống hồ.Nên chúng ta cần thay nước mới là như vậy. Có thể dùng Fungus cure, melafix, pimafix.

  • Bệnh lở loét ở cá

Biểu hiện: Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ . Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi. Sau đó, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp, cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen.
Nguyên nhân: Vi nấm Aphanomyces invadans và Aphanomycessp. được xem là tác nhân quan trọng gây ra hội chứng lở loét, vì được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, để vi nấm bám và tấn công vào mô cơ thì da cá phải có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như da bị trầy hoặc đốm đỏ. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân thứ cấp phân lập được ở vết lở loét. Nguyên nhân gây ra hội chứng lở loét phức tạp chẳng hạn do pH và nhiệt độ nước thấp, cá mẫm cảm và vi nấm tấn công. Trường hợp khác, cá bị nhiễm vi rút Rhabdo từ đó cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Trường hợp khác do ký sinh trùng gây tổn thương trên da tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập.
Chữa trị: Đối với bệnh này,ngay khi thấy cái dấu hiệu cá xuất hiện mụn đỏ,người nuôi cần xử lý ngay vì nếu để lâu,tình hình sẽ trở nên phức tạp. Có thể bắt cá ra cho vào tấm vải ướt,dùng 1 viên tetracycline pha vào 1 cốc nước.Khều nhẹ các mụn ra,và thoa tetracyline vào.(Tetracyline dạng con nhộng có bán ngoài tiệm thuốc tây-1 viên/50l nước). Hoặc Kết hợp melafix và pimafix Hoặc có thể dùng tetracyline bỏ trực tiếp vào hồ. Hay Bronopol với liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất.

  • Nấm thủy mi

Biểu hiện: da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá.
Nguyên nhân: Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales.
Chữa trị: tắm tím

  • Cá không khép miệng hoàn toàn

Biểu hiện: Cá không khép miệng hoàn toàn.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên dẫn đến cá không khép miệng hoàn toàn như thiếu oxi ,shock nước,nấm mang hay cá bị tổn thương khi ăn phải cá mồi có gai nhọn.
Chữa trị: Tùy tình hình mà người nuôi có cách xử lý linh hoạt. Kiểm soát nước tốt,chỉnh nhiệt độ lên 30 độ,cho lượng muối khoảng 200g/100l nước.Sau một thời gian thì cá sẽ trở lại bình thường.(Đối với trường hợp miệng cá tổn thương do gai nhọn của cá mồi đâm).  Trường hợp thiếu oxi thì bổ sung thêm sủi oxy vào hồ.

  • Bệnh lổ đầu

Biểu hiện: Trên cơ thể cá xuất hiện những lổ nhỏ trên đầu hay gần miệng.Bệnh này có thể lây từ cá thể này sang cá thể khác.
Nguyên nhân: Môi trường sống ô nhiễm,lâu ngày không thay nước.Hoặc thiếu khoáng chất,vitamin.
Chữa trị: Giữ môi trường nước thật sạch,muối 200g/100l và sử dụng tetracylin 1 viên/50l nước.

  • Bệnh trĩ

Biểu hiện: hậu môn cá xuất hiện một cục màu hồng và to bất thường.Đó là biểu hiện của bệnh trĩ.
Nguyên nhân: Một thời gian dài cá ăn những thực phẩm khó tiêu
Chữa trị: Không cho cá ăn trong vòng 3-5 ngày.Kiểm soát nước thật tốt.Tăng sưởi 30oC.Tầm 1 tuần thì cá sẽ khỏi. Công dụng và cách sử dụng, liều lượng của các loại thuốc

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn