E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Môi Trường Cho Loài Cá Đẻ Con


NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁ TRONG THỜI KỲ SINH SẢN
Trong thời kỳ sinh sản, thức ăn giàu chất protein rất cần thiết và là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cá.
Nhiệt độ nước trong hồ cũng ảnh hưởng tới thời kỳ thai nghén của cá.
Ví dụ ở nhiệt độ 25oC thì thời gian mang thai của loài Guppy (cá bảy màu) là 28 ngày nhưng nếu nhiệt độ tăng lên 32oC thời gian sẽ giảm xuống còn 19 ngày. Điều này sẽ gây nghuy hierm vì cá con sẽ chết yểu ngay khi ra đời hoặc tuổi thọ bị rút ngắn.
Hầu hết các loài cá đẻ con luôn sinh sản khi đang sống trong cộng đồng với nhiều loài khác nhau nên số lượng cá con sống sót rất ít bởi chúng bị các loài cá khác nhau nên số lượng cá con sống sót rất ít bởi chúng bị các loài khác ăn ngay khi ra đời, đôi khi cá bố mẹ cũng ăn con của chúng. Vì thế, bạn nên chuyển cá bố mẹ sang một hồ nhỏ hơn, hồ này có thể thả cho nổi tự do haowjc neo lại một bên hồ lớn. Khi cá con đủ lớn và không bị ăn thịt thì vớt chúng ra hồ lớn và cho sống chung với các loài cá khác.

CÁ CON MỚI NỞ
Sau khi nở, cá con sẽ được cung cấp nguồn thức ăn qua một túi lòng đỏnhỏ còn sót lại treo dưới bụng cá. Khi túi này biến mất thì cá sẽ phải tự kiếm thức ăn. Thông thường cá con mới nở cá hình dạng giống như bố mẹ chúng. Tuy nhiên, ở một số loài như cá dĩa, cá con mới nở khác hoàn toàn với cá bố mẹ, chỉ khi lớn lên chúng mưới giống cá bố mẹ.

HỒ NUÔI CÁ CON
Hầu hết những người chơi cá kiểng đều dành một hồ riêng để nuôi đàn con mới chào đời. Sau khi cá bố mẹ chấm dứt thời kì nuôi con thì bắt chúng ra để cá con có thể thể kiếm ăn độc lập. Trong thời gian này, hệ thống lọc nước sẽ tạm thời được tắt, tránh cho cá con không bị hút lên, chỉ còn máy sục khí hoạt động để cung cấp dưỡng khí cho cá con. Nếu thời tiết đột ngột thay đổi nên dùng thiết bị làm ấm nước giúp điều hòa nhiệt độ của nước. Khi sử dụng loại thiết bị này, bạn phải bảo đảm nó đã được bao bọc bởi một lớp cách nhiệt để tránh làm cá con bị phỏng.

CHO CÁ CON ĂN
Khi có một đàn cá con đông đúc bơi lội tung tăng trong hồ thì vấn đề làm sao cho cá con phát triển đẻ sống sót tới khi trưởng thành. Cá con trong giai đoạn này cần được cho ăn một thứ chất lỏng đặc chế riêng dành cho chúng hoặc bạn cũng có thể cho cá ăn loài thảo trùng mắt thường không nhìn thấy được. Khi cá con lớn thêm chút nữa, có thể cho chúng ăn bo bo hoặc loại thức ăn vo viên nhỏ.
Trong gia đoạn này, cần áp dụng một chế độ ăn thúc đối với cá con vì lúc này là thời gian quyết định đàn cá con sẽ tiếp tục phát triển hay là chết. Vì vậy, mỗi ngày phải cho cá ăn từ 3-4 lần. Mỗi lần cho cá ăn phải nhớ rải đều thức ăn khắp hồ vì cá con lúc này ót khi di chuyển mà chỉ nằm một chỗ. Nêu không làm như vậy cá sẽ không ăn đủ và chậm lớn.

MỐI NGUY HIỂM KHI CÓ QUÁ NHIỀN CÁ CON TRONG ĐÀN
Một đàn cá con với số lượng quá lớn là nỗi lo khi chăm sóc. Lúc này phải tốn khá nhiều thời gian cho việc thay nước hàng ngày vì cá nhiều sẽ làm nước mau dơ và ô nhiễ do chất thải từ cá và số thức ăn thừa sót lại dưới đáy hồ. Lúc này, phải cân nhắc xe loại máy loạc nào phù hợp nhất cho đàn cá con vì chúng có thể bị hút lên khi bơi tới gần ống bơm.
Nếu có điều kiện, bạn nên chia đôi đà cá con và nuôi trong 2 hồ riêng biệt. Như vậy cá sẽ có đủ không gian sống và tăng trưởng, tránh được các loại bệnh truyền nhiễm vì nước do, cơ thể còi cọc do tranh ăn trong đàn…

CHĂM SÓC KHI CÁ GẦN ĐẺ
Sau khi chọn ra một cặp cá bố mẹ vừa ý thì cần cung cấp một lượng thức ăn dồi dào chất đạm dể chúng cho tinh trùng và trứng khỏe mạnh. Đối với nhưng loài cá sinh sản theo mùa, cần phải thay đổi điều kiện môi trường ngoài tự nhiên. Ví dụ như các loài cá vùng rừng Amazone, khi trời mưa làng tăng mực nước trong các ao hồ thì cũng là thời điểm cá sinh sản. Bạn có thể bắt chước điều này bằng cách gắn thêm một ống nhựa có đục nhiều lỗ vào hệ thống lọc nước để khi nước rươi xuống sẽ làm cho cá có cảm giác như trời mưa, ngoài ra việc cho thêm nước rơi xuống sẽ làm cho cá có cảm giác như trời mưa, ngoài việc cho thêm nước và thức ăn vào hồ lúc này cũng cần thiết.
Trong thời kỳ nhân giống, con đực thường tỏ ra hung dữ với con cái, màu sắc trở nên sặc sỡ hơn bình thường và bắt đầu rượt đuổi con mái, lúc này bụng đã căng cứng vì bầu trứng bên trong bụng. Ở một số loài cá, bạn thường thấy một số hành vi như xòa đuôi, lắc lư thân mình, cong người phô diến phần bụng…v..v…hoặc dùng miệng làm sạch một chỗ trên lá cây hay một tảng đá. Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho biết bạn sắp sở hữu một đàn cá con.

SỰ CỐ VÀ GIẢI PHÁP
Khó khăn có thể nảy sinh trong chu kỳ nhân giống. Bắt đầu bằng việc cá không thể sinh sản được. Nguyên nhân có thể do cá không lựa chọn được một bạn tình thích hợp hoặc cá còn quá nhỏ chưa thể nhân giống. Nếu cá đã đẻ trứng nhưng lại không nở thành con thì có lẽ do cá trống quá già nên tinh trùng yếu không thụ tinh được hoặc cá đực bị tổn thương nơi bộ phận sinh dục. Hãy kiểm tra xem các con khác có bị như vậy không? Ngoài ra, nguyên nhân có thể do trứng bị nấm tấn công, khi đó phải dùng dung dịch Metylen xanh để diệt nấm và lấy lại nhiệt độ bình thường cho nước vì khi nấm xuất hiện là dấu hiệu của nhiệt độ trong nước xuống quá thấp.
Nếu cá con không bị phát triển hoặc chết, bạn hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống coi cá sai sót gì không. Sử dụng kính lúp soi vado bụng cá con, nếu không có thức ăn thì chắc là do cá bị đói mà chết, có thể là viên thức ăn quá lớn cá không ăn được hoặc cá bị các con khác giành hết thức ăn…cũng có thể là do nước quá dơ khiến cá bệnh mà chết. Khi đó bạn nên kiểm tra lại máy lọc quá dơ phải rửa sạch. Nếu mật độ cá trong hồ quá dày, bạn phải tiến hành thay 50% nước mỗi ngày để hạn chế các loại bệnh cho cá.

  • Lưu ý: không nên chuyển cá mẹ sang hồ nhỏ ngay khi bắt đầu đẻ con vì như vậy cá mẹ có thể sẽ không đẻ nữa và đàn cá con sẽ chết trong bụng cá mẹ. Tốt nhất nên chuyển cá mẹ qua hồ nhỏ khoảng một tuần trước khi cá đẻ để quen với môi trường mới.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn