E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Nhận biết dấu hiệu đe dọa sức khỏe Cá Dĩa


Nhận biết dấu hiệu đe dọa sức khỏe Cá Dĩa
Một số người nuôi cá kiểng thường không chú ý tới các bệnh của cá nên khi cá bệnh, họ thường nghĩ do thời tiết, chất lượng nước mà không biết cá chết là do mắc một căn bệnh nào đó. Đặc biệt đối với loài cá khó nuôi như cá dĩa càng cần phải được quan tâm thường xuyên hơn. Thông thường, cá dĩa thường mắc 3 loại bệnh chính:

  • Bệnh do ký sinh trùng và nấm
  • Nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn
  • Rối loạn không do lây nhiễm

Việc nhân biết dấu hiệu cá bị bệnh rất quan trọng. Mặc dù có thể nhận biết những triệu chứng bệnh của cá nhưng tỉ lệ chữa khỏi bệnh chỉ khoảng 30% vì những dấu hiệu bệnh thường chung chung nên khó có phương pháp điều trị hiệu quả. Hơn nữa, khi cá bắt đầu biểu hiện bệnh thì sự nhiễm trùng đã trầm trọng và thuốc không còn tác dụng. Tốt nhất là thường xuyên kiểm tra cá để phát hiện những triệu chứng bệnh cho dù là nhỏ nhất để điều trị kịp thời.
Sau đây là những dấu hiệu cá dĩa bị bệnh

  • Tư thế bơ
    Hớp nước kiên tục
    Cọ sát thân mình liên tục vào đáy hoặc là cạnh hồ
    Không bơi lội mà chỉ nằm một chỗ
    Năm gần chỗ thoát nước trong hồ
  • Các thay đổi trên cơ thể
    Trên mình cá tiết ra nhiều chất nhầy màu xám
    Các vây, đuôi và thân mình có màu đục
    Thân hình bị sưng phù
    Trên mình nổi nhiều sọc đen
  • Hành vi
    Cá bỏ ăn, tách bầy ra và nằm một mình dưới đáy hồ. Tất cả các dấu hiệu tổng quát trên báo hiệu cá không khỏe. Khi đó phải kiểm tra chất nhầy trên mình cá, mang, các cơ quan khác bằng kính hiển vi để xác định cá có bị nhiễm trùng không. Nếu bạn thấy cá thường cọ thân mình vào bất cứ vật nào trong hồ hoặc đáy hồ thì cá đang bị ký sinh trùng tấn công nên bị ngứa. nếu tình trạng ngày càng nặng thì cá biếng ăn dần và trở nên lờ đờ. Một số con không thể giữ vững được vị trí thăng bằng hoặc không thể bơi lên mặt nước.

BỆNH DO KÍ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO

Những ký sinh trừng thường bám vào cá dĩa và gây nên bệnh:
1. Bệnh nấm mang
Do một loại sán tấn công vào 2 mang cá khiến cá trở nên lờ đờ, 2 vây bụng đập mạnh và kiên tục, cá hớp nước liên tục và bỏ ăn. Nếu cá bố mẹ bị bệnh này thì toàn bộ bầy cá con sẽ bị lây bệnh.

2. Bệnh nhiễm ký sinh trùng hình quả lê
Khi cá bị bệnh này thường co rúm các vây đã bị tưa lại, do bị xuất huyết và thỉnh thoảng mắt bị phồng lên. Lúc này hàng ngàn ký sinh trùng tập trung trên da, 2 mang, các cơ và các cơ quan nội tạng. Khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào các cơ thù vô phương cứu chữa. Chúng ăn mòn da và khiến cá phơi cả thịt ra ngoài. Khi cá mắc chứng bệnh này, cơ thể thường biến thành màu đen.

3. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Trichodina
Ký sinh trùng tấn công cá ở phần mang và bên ngoài cơ thể làm vây bụng và vây lưng xơ xác khiến cá co rúm lại. Nặng hơn cá có thể bị bao phủ bởi một lớp mang nhầu màu xanh xám và toàn bộ bên trong mang cá bị ký sinh trùng ăn hết ảnh hưởng tới việc hô hấp và cá chết rất nhanh. Lúc này cá nổi gần mặt nước, lờ đờ, bỏ ăn và toàn thân đen thui.

4. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Cholodonella
Các ký sinh trùng này tấn công vùng da và mang cá. Chúng tập trung thành nhiều tầng lớp trên cơ thể cá. Triệu chứng dễ nhận biết là cá tiết các chất nhầy màu xám đen hoặc có nhiều vết lốm đốm nhơn nhớt màu xám. Mắt cá trở nên đục. Cuối cùng cá không thở được và chết.

5. Bệnh đóm trắng do ký sinh trùng Ichthyopthirius Multifilis
Bệnh này xuất hiện dưới dạng những đốm trắng và cũng là bệnh phổ biến nhất đối với cá nước ngọt. Khi cá bị nhiễm bệnh này thì toàn thân nổi lên những chấm li ti màu trắng khiến cá ngứa ngáy nên luôn cọ thân mình vào bất cứ vật nào trong hồ cho đỡ ngứa. Khi đó, cá bệnh sẽ bơi nhanh hơn thường lệ, thirng thoảng nhảy khỏi mặt nước, 2 mang cá mở ra để hút thêm oxy.

6. Bệnh do ký sinh trùng tảo Oodinium
Đây là bệnh do ký sinh trùng tảo gây ra khiến cho toàn thân cá bị phủ một lớp lông tơ mịn. Khi cá bị bệnh thường lờ đờ, biếng ăn, thở mạnh, các vây cụp lại. Cá con khi nhiễm bệnh chết trong vòng 1-2 tuần, còn cá lớn có thể sống từ 1-2 tháng nếu không được chữa trị. Nếu bệnh nặng hơn thì xuất hiện dịch nhầy rất nhiều và cơ thể trở nên màu đen, các màu trên vẩy cá lợt lạt hẳn, vầy bị tưa hoặc rách.

7. Bệnh do ký sinh trùng roi
Đây là bệnh đường ruột mà cá dĩa rất dễ mắc phải nên bệnh này còn được gọi là “ký sinh trùng cá dĩa”. Nguyên nhân của bệnh là do cá ăn phải chất thải trong hồ như phân, thức ăn thừa lên men. Khi cá bị bệnh, các lỗ nhỏ, khi đó bong bóng cá sưng phù lên, da đổ nhớt vàng và chết rất nhanh trong vòng 1-2 ngày.

NHIỄM VI KHUẨN
Triệu chứng nhiễm khuẩn là một dạng nhiễm trùng thứ phát cũng do ký sinh trùng gây nên. Để nhận diện được các loại bệnh này cần cách ly loại vi khuẩn gây nên. Để nhận diện được các loại bệnh này cần cách ly loại vi khuẩn gây bệnh và tiến hành cấy lên mẫu vật thí nghiệm để phân loại rõ ràng hơn.
Cách chữa trị là dùng các loại kháng sinh cực mạnh cho từng loại bệnh. Có 2 loại kháng sinh: Loại giết chết vi khuẩn ngay và loại làm chậm sự phát triển của chúng. Hầu hét loại kháng sinh thứ 2 là Oxytetracycline, Chloramphenicol, Neonycine, Chlorotetracycline, Kanamycine. Các loại này chỉ được dùng trong khoảng từ 3-4 ngày và duy trì trong nước trong khoảng thời gian 7 ngày. Nếu không đủ thời gian đó thì cá sẽ trở bệnh lại và lờn thuốc.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn