Nuôi Rùa trong bể nước tại nhà
Nuôi Rùa trong bể nước tại nhà
Nuôi Rùa cảnh tại nhà sẽ tạo cho không gian nhà thêm màu sắc và sinh động hơn. Nuôi Rùa cảnh là thú vui cũng khá nhiều gia đình phong lưu hiên nay. Rùa thường có kích thước không lớn lắm, dễ nuôi và có tuổi thọ sống dai ưa chuộng.
Bể nuôi Rùa
Rùa nước cũng cần không gian hoạt động, mặc dù chúng khá chậm chạp nhưng thực tê lại có nhu cầu vận động cao. Vì vậy, bể nuôi cần rộng, có không gian để chúng không bị stress.
Kích thước bể tối thiểu phải có chiều dài gấp 5 lần chiều dài cơ thể Rùa trưởng thành, bề rộng gấp 3 lần bề ngang của Rùa trưởng thành, chiều cao phải vượt quá tầm với của Rùa lớn để chúng không thể trèo ra ngoài bể. Thủy tinh làm bể phải là loại dày, ít nhất 10mm để đảm bảo chắc chắn, không bị vỡ do sức ép của nước.
Khi đã thiết kế kích thước bể phù hợp rồi thì cần trang bị hệ thống đèn chiếu sáng cho bể. Ánh sáng không chỉ làm bể đẹp hơn mà còn giúp nhiệt độ ổn định để Rùa sinh sống. rùa là loại động vật biết nhiệt chúng sẽ tìm nơi ấm áp để sưởi ấm cơ thể, nếu không tìm được thì chúng dễ rơi vào trạng thái ngủ đông, ít hoạt động.
Ánh sáng cần được tỏa đều khi vực của bể, thời gian chiếu sáng khoảng 12 đếng 14 tiếng một ngày. Bật điện theo chu kỳ để Rùa thích nghi với nếp sinh hoạt ngày và đêm. Sử dụng ánh sáng UVB có tác dụng kích thích sản sinh ra vitamin D3, giống ánh sáng tự nhiên khuyến khích Rùa ăn ngon và tốt.
Thiết lập hệ thống lọc nước để xử lý nước hằng ngày. Rùa thường thải ra nhiều chất thải ra nên phải thay nước hằng ngày để nước không bị bẩn, tránh để Rùa dễ bệnh và chết.
Vị trí đặt bể nuôi Rùa
Để Rùa cảnh không bị suy dinh dưỡng và mắc chứng mềm mai, mềm thân, cơ thể yếu đi và di chuyển chậm chạp hơn rất nhiều, nơi đặt bể cũng chiếm phần quan trọng, phải đặt sao cho có ánh sáng chiếu vào. Vì thế. Cần để ánh sáng mặt trời chiếu vào bể tại vị trí đặt tiểu cảnh cho Rùa trèo lên phơi nắng dễ dàng.
Trong trường hợp, trong nhà không có vị trí ánh sáng được chiếu vào, bạn nên lắp đèn UVB hay đèn sưởi để tạo nhiệt độ thích hợp giúp chúng sinh sống và phát triển tốt nhất.
Xử lý bể nuôi trước khi đổ nước thả Rùa
Rửa sạch bể kính bằng nước sạch vài lần, phơi nắng khô sạch sẽ trước khi đổ nước sạch đã qua xử lý vào bể để thả rùa. Nếu là bể xi măng, bạn cần đổ nước ngập bể, ngâm phơi nắng 1 ngày sau đó tháo sạch nước, lặp lại quá trình này 2 đến 3 lần rồi để bể phơi nắng cho khô. Tiếp sau đó bạn mới đổ nước sạch đã qua xử lý vào bể để thả rùa.
Tiểu cảnh trong bể
Khi nuôi Rùa, để rùa khỏe mạnh, vui vẻ, thích nghi tốt với môi trường nuôi nhốt thì bắt buộc chúng ta cần bố trí tiểu cảnh trong bể. Đặt một vài tảng đá, độ cao cao hơn mặt nước một chút để Rùa có thể trèo lên đó phơi nắng. Trồng thêm rong rêu, một số cây thủy sinh lá to ở một góc bể để Rùa tránh nắng nếu nhiệt độ môi trường lên cao.
Thiết lập môi trường sống cho rùa
Nhìn chung theo kinh nghiệm nuôi Rùa cảnh trong môi trường càng giống với môi trường tự nhiêng thì càng tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của Rùa.
Nuôi Rùa cảnh không nhất thiết phải rải sỏi đá hay chất nền nào vì làm quá trình vệ sinh gặp khó khăn. Tuy nhiên, để môi trường sống đẹp tự nhiên thì có thể sử dụng cát mịn hoặc sỏi để rùa đi lại. Bạn nên thiết kế khu vực cạn như một hòn đá nhô lên mặt nước chẳng hạn để Rùa có thể hít thở không khí nếu nó muốn.
Trang trí bể nuôi Rùa bằng cây thủy sinh, cây giả, khúc gỗ để tạo môi trường sống tự nhiên cho Rùa. Đồ trang trí nên chọn loại sạch sẽ, đặt ở vị trí khoa học để rùa có thể cư trú, ẩn nấp nếu muốn.
Bạn nên vệ sinh bể nuôi Rùa cảnh sạch dẽ từ 2 đến 3 lần một tuần để chố ở của chúng được sạch sẽ.
Nguồn nước trong bể
Xử lý nước là bước rất quan trọng trong cách nuôi Rùa cảnh. Nước trong bể cần là nước sạch, nếu là nước máy thì cần khử clo trước, bắt buộc phải khử clo vì Rùa sống trong nước có clo sẽ chết. Bạn có thể bơm nước ra bể, dùng máy lọc lọc qua nhiều lần, nếu nhà không có máy lọc thì để phơi nắng 2 đến 3 ngày.
Lượng nước đổ vào bể không nên quá cạn cũng không nên quá sâu. Tốt nhất là bạn đổ lượng nước đủ ngập qua mai rùa khoảng 1cm đến 2cm. Nhiều giống rùa bơi kém sẽ không thích nghi được nếu nước quá sâu. Ngược lại, nước quá cạn có thể làm chúng không đủ không gian bơi lội.
Chăm sóc Rùa
Sau khi chuyển vào một môi trường khác, sẽ khiến Rùa chưa kiihp thích nghi. Chính vì vậy, việc chăm sóc chúng sau khi thả vào bể cần được quan tâm rất cẩn thận để chúng sinh trưởng, phát triển bình thường.
- Thức ăn
Thức ăn nên cung cấp cho Rùa cảnh: hoa quả, trái cây, thức ăn sống và thức ăn cao cấp đặc biệt dành cho Rùa dạnh viên.
Một điều bạn hết sức lưu ý, khi mới thả Rùa vào bể, không nên cho Rùa ăn ngay. ần cho chúng làm quen dần với môi trường mới và nhịn đói từ 2 - 3 ngày rồi sau đó mới nên cho ăn từng chút một. Tuyệt đối không cho rùa ăn chung thức ăn công thức sẵn dành cho các động vật khác,vì rùa sẽ dễ chết nếu như thức ăn không phù hợp.
Truy cập: Thức ăn cho Rùa để hiểu kỹ hơn về chế độ ăn&uống của Rùa nhé!
- Điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong cách nuôi rùa cảnh. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi rùa là từ 25 đến 30oC, nhiệt độ cao nhất chỉ nên ở mức 37oC. Nếu nhiệt độ lên cao trên 30oC, bạn cần có tiểu cảnh cây cối để hạ nhiệt độ. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp bạn cần có máy sưởi.
Lưu ý: Không cho rùa hưởng điều hòa của người. Mục đích ở đây đó là không để môi trường sống của rùa tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột. Nếu tăng giảm nhiệt độ đột ngột, loài rùa chậm chạp không thể thích nghi được ngay.
Không nên để Rùa sống trong môi trường tăng giảm nhiệt độ đột ngột tránh cho Rùa bị sốc nhiệt.
Tìm hiểu về các loại Rùa như:
Rùa bụng vàng (Yellow Belly Turtle), Rùa bụng đỏ Florida (Florida Red Bellied Cooter (Florida Redbelly))
Rùa Chân Đỏ (Red-Footed Tortoises), Rùa chân vàng (Yellow-Footed Tortoise)
Rùa báo đốm (Leopard Tortoise), Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle)
Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn