E : contact@thucanchoca.com | Hotline : 0919 696 168

CALL US:

Rùa tai đỏ


Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) là một loài thú cảnh được khá nhiều người thích nuôi nó. Những người nuôi rùa tai đỏ thường hay gặp khó khăn về mặt kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc Rùa. Hầu hết mọi người thường không biết về kiến thức thiết lập môi trường sống. thức ăn, chế độ ăn hằng ngày, các loại dinh dưỡng cần thiết cho Rùa gồm những gì.

Giới thiệu chung
Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) hay còn gọi là rùa vạch đỏ - tên gọi này xuất phát từ hình dáng bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, danh pháp khoa học Trachemys Scripta Elegans. Rùa tai đỏ có xuất xứ từ Bắc Mỹ, chúng sống tại thung lũng Misissippi. Hiện nay được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay.
Đây là một loại động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả cấc loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác và là loài xâm lấn đối với môi trường tự nhiên.
Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) mới sinh chỉ dài khoảng 1cm khi trưởng thành khoảng 15 cm, chiều dài tối đa 25cm (chiều dài này được tính theo độ dài từ điểm đầu của mai đến điểm cuối của mai Rùa).
Chúng có thể sống đến 40-70 năm (tùy vào môi trường sống).
Rùa nuôi thường có hai loại:
- Rùa cạn: chỉ ăn chay (rau, hoa quả), nuôi chậm lớn.
- Rùa nước: ăn tạp (thịt, cấ, rau quả, tôm tép, giun ốc,…), lớn rất mau nếu được chăm.
Rùa có loại hiền (như Rùa Vàng thường thấy ở Tam Đảo), loại dữ như Rùa tai đỏ, Rùa hợp lưng đen,…Nuôi lâu, Rùa quen người, quen nhà, rất nhanh nhẹn bò loanh quanh trong nhà bắt muỗi. Có người còn kỳ công dạy được Rùa lúc đói biết đi vào bếp đòi ăn, lúc đi vệ sinh thì ra gần miệng cống, sáng tự ra sân phơi nắng, tối vào chuồng ngủ. Trong phong thủy, rùa là con vật may mắn và bảo vệ cho gia đình.
Dù rùa là loại rất dễ nuôi nhưng nếu nuôi không đúng cách hoặc kém vệ sinh là rùa dễ bị bệnh và chết nhanh chóng.

Nuôi Rùa tai đỏ
- Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) sống được 20-30 năm nên khi quyêt đinh nuôi Rùa tai đỏ là bạn sẽ phải xác định đi cùng với chúng lâu dài. Vì vậy khi xác đinh nuôi Rùa là bạn sẽ phải đầu tư một khoảng chi phí về thiết bị, vật tư và thời gian

  • Hồ nuôi Rùa
    Với những chú Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) baby thì các bạn có thể mua bể kích thước 1020 cm nhưng khi nuôi được một thời gian thì Rùa sẽ to lên và bạn cũng cần phải thay bể có kích thước lớn hơn gấp 3 – 4 lần kích thước của Rùa.
    Rùa tai đỏ thích lặn và theo đuổi tìm thức ăn, chính vì thế bạn nên thiết lập một chiếc bể có độ sâu đủ để Rùa làm điều này. Nếu nuôi 2 con Rùa tai đỏ hoặc nhiều hơn thì bạn nên thiết lập một cái bể rộng vì rùa cũng có tính cạnh trang lãnh thổ nên chúng có thể tấn công và làm tỏn thương nhau.
    Chất thải của Rùa cứng hơn chất thải của cá nên cần có một bể chứa nước lớn và thiết bị lọc nước được thiết kế riêng cho Rùa.
    Ngoài bể kính thì có thể nuôi Rùa trong thùng xốp hoặc thùng nhựa đều được, móng vuốt của Rùa có thể làm nó bị trầy xước nên đừng dùng chất liệu acrylic làm bể. Nếu có thể thì bạn hãy thiết lập một hồ nuôi Rùa tai đỏ ngoài trời.
  • Bộ lọc nước
    Bộ lọc nước có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển mạnh trong bể nuôi Rùa tai đỏ. Nếu như bạn không có điều kiện mua hệ thống lọc nước thì bạn có thể thay nước thường xuyên cho bể nuôi Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) hoặc sử dụng hệ thống lọc được thiết kế cho Rùa cảnh.
    Bộ lọc dưới sỏi: Bộ lọc này thích hợp với bể có diện tích bề mặt lớn. Nó thích hượp với bể nuôi 1 – 2 con Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle).
    Bộ lọc ống dựng bên trong: bộ lọc này nằm bên trong bể.
    Bộ lọc ống dựng bên ngoài: Bộ lọc này nằm bên ngoài bể, được khuyến khích sử dụng.
  • Trang trí bể
    Trang trí bể để làm đẹp và tạo ra môi trường sống tốt cho Rùa bầng cách thiết lập chất nền, vật liệu lót đáy bể, cây xanh,…Không nên sử dụng sỏi có kích thước nhỏ để trang trí bể nuôi Rùa tai đỏ vì nó có thể ăn sỏi và làm tắc ruột khi nuốt phải.

  • Nhiệt độ môi trường nuôi Rùa
    Nhiệt độ nước nên để ở mức 26 - 27oC đối với những con Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) đang bị bệnh hoặc ốm yếu.
    Nhiệt độ từ 25 - 26oC cho các rùa tai đỏ khỏe mạnh trên 1 tuổi.
    Nhiệt độ tại khu vực khô cạn nên cao hơn 10oC so với nhiệt độ dưới nước để kích thích Rùa lên phơi nắng.
    Nhiệt độ không khí trong bể thích hợp ở mức 24 – 28oC.
  • Hệ thống đèn dành riêng cho Rùa
    Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) cần có đèn chiếu sáng tia UVA và UVB để chuyển hóa vitamin và ánh sáng nhiệt. Bạn nên sử dụng đèn UV từ 5% trở lên. Các bóng đèn UV cần được thay thế 6 tháng 1 lần. Bạn nên sử dụng thêm đèn sưởi để duy trì nhiệt độ môi trường sống của rùa cao hơn 10o C với môi trường sống ở dưới nước.
    Lưu ý khi lắp bóng đèn trong bể nuôi rùa không nên để rùa tiếp cận với bóng đèn vì nó có thể làm cho rùa bị bỏng hoặc bóng bị nổ có thể làm hại đến rùa.
  • Đưa rùa vào bể
    Có thể tìm mua rùa tại các cửa hàng bán Rùa uy tín chứ không nên bắt rùa từ ngoài tự nhiên.
    Xác định giới tính của Rùa: Bằng mắt thường các bạn sẽ khó xác định được giới tính của Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) khi mua.
    Chỉ có thể phân biệt được giới tính đực và cái khi Rùa ở độ tuổi trưởng thành từ 2 – 4 tuổi. Phân biệt bằng cách quan sát chân của Rùa đực sẽ có móng và đuôi dài hơn con cái.

Chăm sóc Rùa hằng ngày

  • Thức ăn cho Rùa tai đỏ
    Chế độ ăn thích hợp dành cho rùa tai đỏ nên theo tỷ lệ sau: Rau và nước 50%, thực phẩm khô 25%, thực phẩm Protein sống 25%. Các loại rau tốt cho rùa tai đỏ bao gồm: lá rau cà rốt, bồ công anh, rau cải, xà lách, củ cà rốt, ớt ngọt, bí, rau muống, cải xoong… các loại bèo như bèo tấm, bèo dâu, lục bình.
    Rùa tai đỏ không hề ăn hoa quả trong môi trường tự nhiên vì thế các bạn cho chúng tránh xa với hoa quả. Nếu bạn muốn cho chúng ăn trái cây thì chuối là lựa chọn tốt nhất. Nhưng Rùa tai đỏ có thể ăn được cả côn trùng, sâu bọ và cá mồi.
    Đối với các dòng thực phẩm khô thì bạn nên chọn các loại thực phẩm có chứa ít protein và ít chất béo. Nên nhớ không cho Rùa ăn tôm khô bởi vì chúng không cung cấp chất dinh dưỡng cho rùa.
    Không nên cho Rùa tai đỏ ăn quá nhiều, bạn chỉ cần cho chúng ăn từ 23 lần trong một tuần đối với những chú Rùa đã trưởng thành hay mỗi ngày một lần cho rùa con. Rùa tai đỏ (Red Eared Slider Turtle) có thể ăn hầu hết các loại thức ăn từ rau xanh, củ cải, bồ công anh, bèo, các loại cây thủy sinh, côn trùng, cá,… Ngoài ra các bạn cùng cần bổ sung thêm canxi cho chúng, bột canxi có thể trộn trung với thức ăn. Trường hợp các bạn nuôi Rùa trong nhà thì nhớ phải bổ sung thêm Vitamin D3, còn ngoài trời thì không cần thiết.
    Bạn cũng có thể lựa chọn thức ăn dạng viên cao cấp cho Rùa, có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại vừa ngon chóng, thuận tiện.

Truy cập: Thức ăn cho Rùa để hiểu kỹ hơn về chế độ ăn&uống của Rùa nhé!

  • Dấu hiệu bệnh tật của Rùa
    Nước bị bẩn, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và các lý do khác sẽ dẫn đến sức khỏe của Rùa có vấn đề. Một số vấn đề thường gặp:
    + Nhiễm trùng mắt: Mắt rùa sẽ híp lại, sưng phồng lên hoặc chảy nước. Bệnh này thường do Rùa bị nhiễm trùng vi khuẩn và hướng giải quyết đó là bạn nên đưa Rùa đến gặp bác sĩ thú y và nâng cấp hệ thống lọc.
    + Vỏ rùa (Mai rùa) mềm: Nếu vỏ của rùa bị mềm thì có nghĩa là chúng đang sống trong môi trường thiếu ánh sáng và bị bệnh thiếu canxi để trao đổi chất.
    + Miệng rộng và từ chối ăn: Rùa bị nhiễm khuẩn và cần đưa đến bác sĩ thú y để điều trị kháng sinh.
    + Rùa yếu ớt, thở khò khè, hôn mê: Đây là dấu hiệu của rùa bị nhiễm trùng đường hô hấp ví dụ như bệnh viêm phổi.
    + Rùa có vết thương trên cơ thể: Rùa có thể bị vật sắc, nhọn nào trong bể làm tổn thương hoặc bị con rùa khác cùng trong bể tấn công. Để điều trị vết thương sử dụng dung dịch povidoneiodine và để rùa sống trong môi trường sạch sẽ.
  • Cho Rùa phơi nắng
    Vào thời điểm từ 7 - 10h sáng là tốt nhất. Không nên phơi nắng vào 11h - 15h vì nó quá nóng.
  • Chơi cùng Rùa
    Khi xác định nuôi Rùa thì nó chính là thú cưng của bạn và bạn cần gắn kết với vật nuôi nhằm tạo cảm giác cho vật nuôi biết được bạn là người bạn, người thân, là chủ của nó như thế chúng sẽ có cảm giác an toàn hơn.
Tìm hiểu thêm về: Rùa bụng vàng (Yellow Belly Turtle), Rùa bụng đỏ Florida (Florida Red Bellied Cooter (Florida Redbelly)).
 
Tìm hiểu thêm về: Rùa Chân Đỏ (Red-Footed Tortoises)Rùa chân vàng (Yellow-Footed Tortoise)
 
Tìm hiểu thêm về: Rùa báo đốm (Leopard Tortoise), Rùa bản đồ Mississippi (Mississippi Map Turtle)

 

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn